Để có được một bài học STEM đạt chuẩn thì việc thiết lập một quy trình dạy học STEM bài bản là điều rất quan trọng. Hôm nay, OhStem sẽ giới thiệu đến bạn đọc quy trình dạy học STEM với 12 bước đơn giản khiến buổi học của trẻ trở nên hiệu quả hơn bao giờ hết. 

1. Chọn chủ đề

Việc chuẩn bị bài học STEM trước mỗi buổi học là điều rất quan trọng, giúp cho buổi học đi theo đúng nhịp độ và tiến độ đặt ra. 

Quy trình dạy học STEM với 12 bước chi tiết
Hướng dẫn chi tiết từng bước cách làm giáo án

Ví dụ: Trong học kỳ 2, học sinh lớp 8 sẽ nghiên cứu về sự thay đổi vật lý và hóa học, các loại phản ứng hóa học cũng như axit và bazơ. Các mục tiêu toán học của học sinh bao gồm khả năng tính toán trôi chảy và giải các phương trình tuyến tính…

Chuẩn bị bài học trước buổi học sẽ giúp giáo viên kiểm soát được thời gian cũng như lượng kiến thức cần thiết cần truyền đạt tới học sinh của mình. 

Đây là bước đầu tiên trong quy trình dạy học STEM mà bạn cần nắm.

2. Kết nối với thực tế

Thực tế cho thấy rằng, nhiều giáo viên thường bỏ qua mất bước này mà không biết rằng đây là một trong những vấn đề cốt lõi được đặt lên hàng đầu trong giáo dục STEM. 

Những kiến thức khoa học, toán học, kỹ thuật khô khan sẽ nhanh chóng bị trẻ lãng quên. Nhưng, khi áp dụng những kiến thức đó vào thực tế, trẻ sẽ ghi nhớ lâu hơn và hình dung được những gì mình đang được học.

Do đó, trong quy trình dạy học STEM, giáo viên cần liên kết chủ đề STEM mà mình đã chọn với một vấn đề, tình huống thực tế, gần gũi với học sinh, có khả năng ứng dụng cao.

Ví dụ: Các kiến thức về công nghệ tự động, lập trình sẽ được các em học sinh ứng dụng vào tạo ra một mô hình tưới cây tự động, có thể tự tưới cây khi đất bị thiếu nước.

Quy trình dạy học STEM với 12 bước chi tiết
Quy trình dạy học STEM với 12 bước chi tiết

3. Xác định vấn đề mà học sinh gặp phải

Sau khi kết nối các chủ đề STEM với thực tế, giáo viên cần xác định và nhìn ra được những vấn đề mà học sinh sẽ gặp phải. Đó có thể là những vấn đề liên quan đến kiến thức, kỹ năng để có thể hoàn thành dự án STEM.

Ví dụ: Vấn đề STEM mà học sinh cần phải giải quyết trong việc tạo ra mô hình tưới cây tự động là làm thế nào để lập trình cho hệ thống hoạt động đúng theo ý muốn

 Quy trình dạy học STEM với 12 bước chi tiết
Quy trình dạy học STEM với 12 bước chi tiết

4. Tiêu chí đánh giá kết quả 

Đưa ra tiêu chí đánh giá là một bước quan trọng trong quy trình dạy học STEM, giúp đặt ra một tiêu chuẩn nhất định đối với học sinh.

Từ đó, học sinh dựa trên những tiêu chí này để điều chỉnh cách học của mình để đáp ứng được nhu cầu của bài học. Đồng thời, giáo viên cũng dễ dàng hơn trong việc đánh giá từng học sinh. 

Để lập được tiêu chí đánh giá học sinh theo chuẩn quy trình dạy học STEM, giáo viên cần xác định được mục tiêu của bài học mà học sinh cần đạt được. Sau đây là một số tiêu chí giáo viên có thể tham khảo áp dụng:

  • Học sinh có chuẩn bị bài học trước buổi học hay không
  • Trong lớp học có thường xuyên đóng góp hay đề xuất ý tưởng không
  • Khả năng thực hiện và triển khai ý tưởng trong lớp học
  • Chất lượng của sản phẩm đầu ra

5. Sử dụng quy trình thiết kế kỹ thuật

Mục đích chính của các bài học STEM chính ra giúp học sinh làm quen với quy trình thiết kế kỹ thuật. Quy trình này sẽ giúp trẻ nhìn nhận và giải quyết vấn đề một cách khoa học, hiệu quả. 

Quy trình dạy học STEM với 12 bước chi tiết
Quy trình dạy học STEM với 12 bước chi tiết

Quy trình thiết kế kỹ thuật thường có 6 bước cơ bản:

  1. Xác định vấn đề cần nghiên cứu
  2. Đưa ra ý tưởng giải quyết
  3. Lập kế hoạch cho các ý tưởng
  4. Tạo các thiết kế theo ý tưởng
  5. Thử nghiệm thiết kế
  6. Cải thiện và khắc phục lỗi

6. Xác định thách thức

Giúp học sinh xác định thách thức, hay nói cách khác giáo viên cần đưa ra câu hỏi và yêu cầu học sinh động não để giải quyết vấn đề đó. Những câu hỏi và yêu cầu đó sẽ giúp nảy sinh sự tò mò tự nhiên của các em nhỏ, giúp các em hình thành tính chủ động đưa ra giải pháp để giải quyết vấn đề.

Ví dụ: Trong dự án tưới cây tự động dựa trên độ ẩm đất, giáo viên có thể đặt câu hỏi như

  • Làm sao để chúng ta xác định độ ẩm mà cây cần là bao nhiêu?
  • Làm sao để kiểm soát lượng nước tưới cho cây mỗi lần?
  • … (Và nhiều câu hỏi khác)

Một lưu ý nhỏ là giáo viên chỉ nên giúp học sinh xác định thử thách và hướng dẫn các em đi đúng hướng nếu cần thiết. Và giáo viên không nên chỉ cho học sinh biết cách giải quyết vấn đề. Các ý tưởng của học sinh, dù hoàn thành hay chưa hoàn thành tốt cũng nên được hoan nghênh và tuyên dương. 

7. Cho nhóm học sinh nghiên cứu nội dung

Việc cho học sinh tham gia nghiên cứu nội dung theo đội cũng khá quan trọng và cần được lên kế hoạch chi tiết

Qua đó, học sinh sẽ học được cách điều chỉnh hành vi, kỹ năng tương tác với bạn cùng nhóm, từ đó kỹ năng giao tiếp cũng được nâng cao. 

Quy trình dạy học STEM với 12 bước chi tiết
Quy trình dạy học STEM với 12 bước chi tiết

8. Khuyến khích các nhóm phát triển ý tưởng

Trước mỗi vấn đề, hãy để học sinh tạo ra nhiều ý tưởng để giải quyết. Một điều quan trọng mà các em cần học là thường có nhiều giải pháp cho các vấn đề – không phải “chỉ có duy nhất một câu trả lời đúng”. Khuyến khích các em chủ động nghiên cứu và thu thập kiến thức, từ đó hình thành được kỹ năng làm việc nhóm cần thiết. 

9. Chọn ý tưởng thử nghiệm và thực hiện

Quy trình dạy học STEM với 12 bước chi tiết
????????

Không có một hình mẫu duy nhất nào cho cách giải quyết vấn đề được đặt ra trong các bài học STEM. Bởi vậy, giáo viên nên khuyến khích các em nhỏ sử dụng tư suy của mình và lựa chọn những giải pháp được cho là tối ưu nhất. 

>> Giáo cụ STEM khai phá trí thông minh của trẻ: Robot STEM Rover

10. Thử nghiệm và đánh giá nguyên mẫu

Các nhóm nên kiểm tra nguyên mẫu của họ và thu thập dữ liệu về mức độ hoạt động của chúng. Điều này có thể liên quan đến một thử nghiệm hoặc nhiều thử nghiệm, tùy thuộc vào loại dữ liệu mà họ sẽ thu thập. Sau đó, các nhóm nên phân tích dữ liệu của họ và quyết định xem các nguyên mẫu của họ đáp ứng các tiêu chí tốt như thế nào.

11. Khuyến khích các nhóm chia sẻ quá trình nghiên cứu với nhau

Việc khuyến khích các nhóm chia sẻ quá trình, kinh nghiệm nghiên cứu là một bước quan trọng trong thiết kế giáo án STEM. Giáo viên có thể tổ chức các buổi giao lưu ngắn ngoài giờ học để học sinh có cơ hội bày tỏ, giải thích về phương pháp của mình với cả lớp. 

Đây không chỉ là cơ hội giúp các em được ôn tập lại kiến thức, mà còn tạo điều kiện để các em trong lớp trao đổi kinh nghiệm, đưa ra những giải pháp tối ưu hơn cho bài học STEM của mình. 

12. Thiết kế lại nếu có thời gian

Khi các đội có thời gian học hỏi lẫn nhau, các thành viên có thể thiết kế lại theo phương pháp mà các em thấy là hiệu quả nhất. Đây được xem như cơ hội thứ 2 để các em có thể nắm vững kiến thức hơn, đồng thời tạo ra được những sản phẩm thành công nhất có thể.

Tổng kết 

Có thể nói rằng, để tạo nên một bài học STEM đạt chuẩn, người cô, người thầy cần tuân thủ theo đúng 12 bước đến của quy trình dạy học STEM. Hy vọng rằng bài viết trên đã mang đến cho quý bạn đọc thật nhiều thông tin quý giá và bổ ích. 

Để tìm hiểu thêm về các đồ chơi, giáo cụ STEAM cho bé, vui lòng liên hệ OhStem qua:

OhStem Education – Đơn vị cung cấp công cụ và giải pháp giáo dục STEAM cho mọi lứa tuổi tại Việt Nam

Những bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Fill out this field
Fill out this field
Vui lòng nhập địa chỉ email hợp lệ.
You need to agree with the terms to proceed

SPIN TO WIN!

  • Try your lucky to get discount coupon
  • 1 spin per email
  • No cheating
Try Your Lucky
Không bao giờ
Nhắc lại sau
Không, cảm ơn